Chọn thuốc chống hăm cho bé như thế nào

Chọn thuốc chống hăm cho bé như thế nào

Admin
28, February, 2017

Hăm tã có 5 cấp độ, nhưng khi mẹ phát hiện thì bé thường đã ở cấp độ 3 trong khi đó cấp độ 5 là cấp độ nghiêm trọng. Lúc này da bé đã bị tổn thương, gây khó chịu cho bé. Hầu hết khi bé yêu của mình bị hăm tã "tấn công", bố mẹ không khỏi lo lắng và loay hoay tìm thuốc chống hăm cho bé.

Hiện nay, thuốc chống hăm cho bé có nhiều dạng như dạng kem, dạng hồ, bột, nước, hay dạng mỡ,… Theo lời khuyên của bác sỹ Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa dịch vụ I, Bệnh viện Nhi đồng II: "Bố mẹ nên chọn thuốc chống hăm cho bé dưới dạng mỡ. Thuốc mỡ là một chế phẩm nước trong dầu nên rất khó tan trong nước. Vì vậy, thuốc mỡ có thể lưu lại trên da bé lâu hơn và tạo màng ngăn cách không để các chất lỏng, chất bẩn trong tã tiếp xúc trực tiếp vào da bé, giúp bé tránh được hăm tã."

Vậy chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn tại sao thuốc chống hăm dạng mỡ lại hiệu quả hơn so với các dạng khác trong việc phòng ngừa và điều trị hăm tã.

Thuốc mỡ tạo lớp màng bảo vệ da bé

Làn da của bé yêu, đặc biệt là bé từ 0 đến 24 tháng tuổi, vốn vô cùng mỏng manh, các cơ chế bảo vệ của da bé cũng còn rất non yếu và khả năng chống lại vi khuẩn cũng như các chất độc hại trong môi trường vẫn còn rất kém. Vì vậy, khi bố mẹ không thay tã thường xuyên cho bé, các enzyme có trong chất thải do bé thải ra sẽ có cơ hội tiếp xúc với da lâu hơn, gây tổn thương bề mặt da bé và dễ dàng dẫn đến hăm tã. Khi sử dụng thuốc mỡ phòng ngừa hăm tã cho bé, do đặc tính nước trong dầu, không thấm nước nên lưu lại trên da bé lâu hơn, giúp tạo màng ngăn cách giữa da bé với các tác nhân gây kích ứng từ chất thải, giúp bé tránh được chứng hăm tã.

Trong khi đó thuốc kem có dạng bào chế là dầu trong nước nên rất dễ hòa tan trong nước và không thực hiện được chức năng này.

Thuốc mỡ chứa chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên

Đặc biệt, loại thuốc mỡ chứa Lanolin - hoạt chất được sản sinh bởi các tuyến bã nhờn của cừu, có cấu tạo lipid gần gũi với chất bã nhờn của người. Với tính chất bán thông thoáng, hoạt chất Lanolin vừa có chức năng tạo "hàng rào bảo vệ" không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân, vừa không ngăn cản sự trao đổi khí ở da bé giúp da bé luôn khỏe mạnh.

Trong khi đó, thuốc dạng kem cũng như phấn rôm khi tiếp xúc với mồ hôi bé hay chất thải ẩm ướt trong tã bé trở nên vón cục, gây bít lỗ chân lông làm cho da bé không "thở" được.

Thuốc mỡ giảm lực ma sát giữa da bé và tã giấy

Tã giấy dù có mềm mại như thế nào đi nữa cũng không thể "êm ái" như da em bé được. Sự cọ xát giữa da bé và tã giấy khiến da bé bị trầy xước, mẩn đỏ và từ đó dễ dàng dẫn đến hăm tã. Với đặc tính bôi trơn, thuốc mỡ không chỉ làm giảm lực ma sát do tiếp xúc giữa da bé và tã giấy mà còn dễ bôi rửa giúp hạn chế việc gây tổn thương cho làn da nhạy cảm của bé. Ngoài ra cũng do dạng bào chế, thuốc mỡ với tỉ lệ dầu cao hơn nước rất nhiều lần có thể hạn chế sự tấn công của vi khuẩn giúp thuốc mỡ lưu giữ được lâu mà không cần hóa chất bảo quản. Trong khi đó, công thức của thuốc kem hay thuốc nước đòi hỏi phải thêm chất bảo quản hay một số tá dược có tiềm năng gây kích thích, gây dị ứng hay gây độc mà lại không có tác dụng chữa trị hăm tã.

Bố mẹ nên tham khảo và cẩn thận khi chọn thuốc chống hăm cho bé. Thuốc phù hợp sẽ ngăn hăm tã tấn công làn da mỏng manh để bé có thể thoải mái ngủ ngon trong vòng tay bố mẹ.

 

TAGS :

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: